Ticker

6/recent/ticker-posts

Ad Code

Responsive Advertisement

[CPA – Kế toán quản trị] Chủ đề “Ra quyết định quản trị” – Làm thế nào để ra quyết định từ chối hay chấp nhận đơn hàng?

 Tiếp tục với dạng bài Ra quyết định quản trị  chúng ta sẽ xem xét trường hợp “Quyết định từ chối hay chấp nhận đơn hàng”.


Blog chia sẻ kiến thức ôn thi chứng chỉ CPA Việt Nam

Phần 1. Nguyên tắc ra Quyết định từ chối hay chấp nhận đơn hàng

Tình huống: ngoài hoạt động hàng ngày, có khi doanh nghiệp sẽ nhận được đơn hàng mới có giá bán thấp hơn mức giá hiện tại. Thậm chí còn thấp hơn giá thành toàn bộ. Như vậy, quản lý sẽ phải đưa ra quyết định có nên chấp nhận đơn hàng hay không?

Để đưa ra Quyết định, chúng ta cũng làm qua 4 bước như mình đã chia sẻ trong bài viết về “Nguyên tắc ra quyết định quản trị dựa trên thông tin thích hợp”:

Bước 1. Thu thập toàn bộ thông tin về thu nhập và chi phí liên quan đến việc thực hiện đơn hàng đặc biệt. Ví dụ như giá bán thoả thuận của đơn hàng mới; chi phí tăng thêm; sự ảnh hưởng của đơn hàng mới đến các đơn hàng hiện tại;…

Bước 2: Loại bỏ các chi phí chìm; các khoản mục thu nhập chi phí như nhau giữa các phương án.

Bước 3. Lập bảng tính lợi nhuận chênh lệch giữa 2 phương án

Bước 4. Đưa ra quyết định cuối cùng

Lưu ý:

Quyết định từ chối hay chấp nhận đơn hàng có thể chia thành 2 trường hợp:

  • Khi công ty còn dư năng lực sản xuất để thực hiện đơn hàng: Khi đó việc thực hiện đơn hàng sẽ không làm thay đổi chi phí cố định (định phí). Do vậy, các chi phí cố định này sẽ là thông tin không thích hợp khi ra quyết định vì không có sự khác nhau giữa các phương án. Còn các chi phí biến đổi sẽ là thông tin thích hợp cần xem xét khi đưa ra quyết định.
  • Khi công ty phải bổ sung thêm nguồn lực mới có thể thực hiện đơn hàng: Khi đó việc thực hiện đơn hàng sẽ có thể làm thay đổi cả chi phí cố định và chi phí biến đổi của doanh nghiệp. Ví dụ: Công ty phải bổ sung thêm chi phí mua máy móc thiết bị; hay chi phí mặt bằng…để thực hiện đơn hàng; Khi đó các chi phí cố định này cũng sẽ trở thành thông tin thích hợp để đưa ra quyết định.

Sau đây chúng ta hãy đi xem xét 2 ví dụ về việc quyết định từ chối hay chấp nhận đơn hàng.

Phần 2. Ví dụ về dạng bài ra Quyết định từ chối hay chấp nhận đơn hàng

Xem xét Đề thi CPA Môn kế toán Năm 2008

“Công ty HN SX 1 loại sản phẩm duy nhất với mức sản xuất 8.000sp/tháng. Chi phí để sản xuất và tiêu thụ 1 sp này tại mức SX hiện tại như sau:

Chi phíSố tiền (1.000đ)
Chi phí NVL trực tiếp2,500
Chi phí nhân công trưc tiếp3,000
Chi phí SXC biến đổi500
Chi phí SXC cố định4,250
Chi phí bán hàng & quản lý biến đổi1,500
Chi phí bán hàng & quản lý cố định2,000

Giá bán bình quân là 15.000 đ/SP. Năng lực SX của công ty là 10.000 Sp/tháng. Công ty nhận được 1 đơn hàng đặt mua 2.000 SP với giá 12.000 đ/SP. Đơn hàng này không ảnh hưởng đến Doanh thu thông thường. Y/C:  Nếu đơn hàng được chấp nhận, lợi nhuận của công ty trong tháng sẽ tăng hay giảm bao nhiêu? “

Để đưa ra được quyết định nên từ chối hay chấp nhận đơn hàng, chúng ta làm theo 2 bước mình đã đề cập bên trên:

Bước 1: Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định

  • Giá bán thỏa thuận: 12.000/sp
  • Chi phí tăng thêm: do doanh nghiệp vẫn còn đủ năng lực sản xuất dư thừa để thực hiện đơn hàng này nên khi chấp nhận đơn hàng thì chi phí cố đinh sẽ không tăng thêm. Chi phí liên quan cần phải xem xét cho việc ra quyết định: các chi phí biến đổi như NVL, NC, SXC biến đổi, CP bán hàng và quản lý doanh nghiệp biến đổi.

(Tổng năng lực SX của công ty là 10.000 sp/tháng; hiện tại là 8.000 sp/tháng => Còn dư 2.000 sp/tháng để thực hiện đơn hàng 2000sp)

Bước 2. So sánh doanh thu và chi phí tăng thêm

Chỉ tiêuNhận đơn hàng (1.000d)Cách tính
Doanh thu bán hàng24,000=12.000 *2.000
Chi phí thích hợp15,000 
Chi phí NVL trực tiếp5,000=2.500* 2.000
Chi phí nhân công trưc tiếp6,000=3.000* 2.000
Chi phí SXC biến đổi1,000= 500 * 2.000
Chi phí bán hàng và quản lý DN biến đổi3,000=1.500 * 2.000
Chênh lệch lợi nhuận9,000 

Nhìn vào bảng trên ta thấy nếu chấp nhận đơn hàng mới, công ty sẽ có thêm 9tr lợi nhuận => Nên chấp nhận đơn hàng.

Xem thêm: [CPA – Kế toán quản trị] Chủ đề “Quy trình Tính giá thành sản phẩm & Nguyên tắc cần nhớ”

Đăng nhận xét

0 Nhận xét