Ticker

6/recent/ticker-posts

Ad Code

Responsive Advertisement

[CPA – BT Kiểm toán] Dạng bài về Ý kiến kiểm toán

 Đây là bài viết số 4/9 của Series Đề thi CPA môn Kiểm toán: Bài tập về ý kiến kiểm toán

Dạng bài tập về ý kiến kiểm toán đã từng thường xuyên xuất hiện trong đề thi CPA môn kiểm toán. Tuy nhiên 2 năm 2016-2017 thì đều không thấy xuất hiện. Có khi nào nó sẽ quay trở lại vào năm nay không nhỉ?


CPA Việt Nam chia sẻ thông tin

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các dạng bài tập Đề thi CPA môn Kiểm toán

1. Tình huống thường gặp của Bài tập về ý kiến kiểm toán

Dạng bài này có thể xuất hiện theo dạng 1 bài tập độc lập, hoặc là 1 ý của bài tập. Tình huống thường gặp là:

(1) Khách hàng từ chối cung cấp thông tin

(2) KTV không thể thực hiện kiểm tra đối với một số khoản mục chủ yếu khi kiểm toán BCTC

(3) Có sự mâu thuẫn về thông tin trình bày trong BCTC nhưng khách hàng không muốn thay đổi

(4) Khi khách hàng không chấp nhận kiến nghị/điều chỉnh của KTV

(5) Khách hàng có khả năng phá sản không áp dụng được giả định hoạt động liên tục

Và chúng ta sẽ phải đưa ra các loại ý kiến kiểm toán có thể. Và viết đoạn ý kiến/nhận xét tương ứng nếu có.

2. Kiến thức cần biết để xử lý Bài tập về ý kiến kiểm toán

Để làm được Bài tập về ý kiến kiểm toán thì điều đầu tiên là chúng ta phải hiểu được các trường hợp đưa ra ý kiến kiểm toán. Các bạn xem bản tóm tắt dưới đây:

Loại ý kiến kiểm toánSử dụng trong trường hợp nào?
 (1) Ý kiến chấp nhận toàn phầnKhi KTV kết luận rằng BCTC được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.
(2) Ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần
(2.1) Ý kiến ngoại trừTrong 2 trường hợp sau:
– Dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, KTV kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC; hoặc
– KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng KTV kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC.
(2.2) Ý kiến trái ngượcKhi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, KTV kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC.
(2.3) Từ chối đưa ra ý kiếnKhi KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán và KTV kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC.

Để làm được bài tập dạng này trước tiên chúng ta phải xác định 2 điểm liên quan trong đề bài:

(1) KTV có thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp làm cơ sở đưa ra ý kiến không?
(2) Vấn đề/Sai sót xảy ra trong tình huống có trọng yếu và lan toả đối với BCTC không? (Xem xét ảnh hưởng cộng gộp của tất cả các sai sót).

Sau đó tuỳ vào kết quả để lựa chọn ý kiến kiểm toán phù hợp (có nêu rõ lý do).

Ngoài ra đề bài có thể yêu cầu chúng ta viết luôn đoạn ý kiến kiểm toán/nhận xét. Mà cái này là phải theo đúng mẫu chuẩn quy định trong chuẩn mực. Nên tốt nhất là chúng ta học thuộc luôn các mẫu trình bày cho 4 loại ý kiến kiểm toán bên trên. Cái này thì không tự bịa được đâu nha.

4. Ví dụ Bài tập về ý kiến kiểm toán

Đề bài: Đề thi CPA môn Kiểm toán – Năm 2015 – Đề Chẵn – Câu 3d

Đáp án gợi ý:

Theo dữ kiện đề bài:

  • KTV đã phát hiện giá trị cuối kỳ của HTK trên BCTC cao hơn đáng kể so với kết quả kiểm kê
  • KTV đề nghị điều chỉnh số liệu trên BCTC nhưng khách hàng không đồng ý điều chỉnh

Như vậy, chúng ta có thể xác định được 2 điểm:

  • KTV đã thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp làm cơ sở đưa ra ý kiến
  • Sai sót xảy là trọng yếu nhưng không lan toả đối với BCTC. Vì sai sót là đáng kể nhưng chỉ ảnh hưởng đến 2 khoản mục là HTK và GVHB. (Giả sử không có các sai sót chưa được điều chỉnh khác).

Như vậy, theo quy định tại CMKT số 705 , KTV sẽ đưa ra ý kiến ngoại trừ cho BCTC của khách hàng.

Đề bài này không yêu cầu viết đoạn ý kiến. Nếu có thì có thể được viết như sau:

Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ 
Công ty chưa điều chỉnh số dư hàng tồn kho theo kết quả kiểm kê cuối kỳ, dẫn đến khoản mục “Hàng tồn kho” (Mã số 140) trên Bảng cân đối kế toán đang được phản ánh là …VND thay vì phải phản ánh theo thực tế là …VND. Việc ghi nhận như vậy là không tuân thủ chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam. Các tài liệu tại Công ty cho thấy, nếu phản ánh theo kết quả kiểm kê thì khoản mục “Hàng tồn kho” trên Bảng cân đối kế toán sẽ giảm đi là … VND. Đồng thời, trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán” sẽ tăng là … VND, chỉ tiêu “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” và “Lợi nhuận sau thuế” sẽ giảm đi tương ứng là … VND.
Ý kiến kiểm toán ngoại trừ 
Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ ảnh hưởng của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty X tại ngày 31/12/N, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

Xem thêm: [CPA – BT Luật] Chủ đề “Luật lao động”

Đăng nhận xét

0 Nhận xét